Cách tra mã, đọc mã dây curoa chính xác

Dây Curoa là một trong những bộ truyền động sớm nhất và hiện nay chúng vẫn được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Có các loại dây curoa như: dây curoa đai dẹt, dây curoa đai thang, dây curoa răng….

Đối với dây curoa còn nguyên tem mác thì việc mua dây mới để thay thế hoặc dự phòng là quá đơn giản, bạn chỉ cần gọi đến các công ty cung cấp và đọc thông số ghi trên dây là được đáp ứng ngay. Nhưng đối với loại đã bị mòn hoặc mờ không thể nhận dạng được thì việc mua dây mới đúng thông số kỹ thuật là điều khá khó khăn.

Dây curoa truyền động được phân làm 4 loại chính:

  • Dây curoa thang
  • Dây curoa răng
  • Dây curoa phi tròn
  • Dây curoa bản dẹt

Các ký tự được ghi trên dây curoa thể hiện 5 yếu tố sau:

– Điều kiện làm việc của dây curoa (dây có khả năng kháng lại các yếu tố môi trường như dầu, kiềm, ozone, nước, nhiệt độ)

– Thông số hình học của dây curoa: Đây chính là các thông số kỹ thuật của dây, nó bao gồm các thông số như chiều dầy, chiều rộng, góc nghiêng và chu vi dây. Đây là thông số quan trọng nhất để có thể lựa chọn dây curoa đúng với yêu cầu.

– Hãng sản xuất dây curoa ( Tên hãng như: Bando, Contitech, Mitsusumi, Mitsuba…)

– Loại dây: Đây chính là chủng loại dây curoa theo tiêu chuẩn quốc tế, có thể kể ra 1 số chủng loại cơ bản như Multiple V belt, Synchronous belt, Power ace, Narrow V belts, Ribbed Belts…

– Công nghệ hoặc nước sản xuất: Thông số này có hãng sẽ ghi trên dây có hãng không ghi Ví dụ như Germany Technology, Made in Japan

Chú ý: Có những loại dây đặc biệt trên dây chỉ ghi nguyên số, nó không có gì phức tạp, tất cả các số đó đều thể hiện thông số dầy x rộng x góc nghiêng x chu vi đai

Trong 5 yếu tố được ghi trên dây, chúng tôi chỉ phân tích kỹ và chỉ ra rõ ràng cho các bạn biết về yếu tố thứ 2 là Thông số kỹ thuật dây curoa, chi tiết như sau:

Nó gồm phần chữ và phần số

Phần chữ là các chủng loại dây.

+ Với dây hình thang thì có: FM, A, B, C, D, E, SPZ, SPA, SPB, SPC, 3V, 5V, 8V, 1422V, 1922V, 2322V…..

Mỗi chữ đó ứng với 1 loại dây, mỗi loại dây chỉ khác nhau về chiều dầy, chiều rộng và góc nghiêng ( Tất nhiên là mỗi loại dây có cấu tạo vật liệu làm ra khác nhau, trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi không nói đến cấu tạo và cách để làm ra 1 sợi dây curoa).

+ Đối với dây curoa răng thì có: XL, L, H, XH, S3M, S5M, S8M, S14M, T, AT,…

Với dây curoa răng thì phần chữ thể hiện sự khác nhau về bước răng và hình dạng răng. Có 2 loại răng cơ bản hay dùng là răng tròn và loại răng vuông.

Phần số là chu vi đai (Chiều dài dây curoa)

Chúng ta hay nhầm lẫn ở phần này do thông số dây curoa dùng cả hai đơn vị tính là hệ mét và hệ inches

Xem chi tiết bảng kích thước ứng với mỗi chữ tại đường dẫn: thông số dây curoa

Bài viết cùng chuyên mục

  • Dây curoa cho xe ga chính hãng tại Hà Nội

    Dây curoa cho xe ga chính hãng tại Hà Nội. Cảm nhận về dây curoa Bando xe tay ga Hiện nay xe tay ga chiếm số lượng tương đối lớn trong tổng lượng xe lưu thông ở Việt Nam, ko kể những nguyên tắc bảo dưỡng xe như trong hướng dẫn sử dụng của hãng thì người sử […]

  • Dấu hiệu của dây curoa bị hỏng trong xe tay ga

    Dấu hiệu của dây curoa bị hỏng trong xe tay ga Hôm nay, tình cờ đọc được một số thông tin, tiện ích cho những ai đi tay ga, mọi người xem qua nha. Xe tay ga khi hoạt động bị ì, có tiếng lạch cạch phát ra từ hệ thống truyền động, giật, trượt […]

  • Những điều cần biết về tuổi thọ của các bộ phận quan trọng trong xe ô tô

    Chúng tôi tiếp tục cung cấp cho bạn những chi tiết quan trọng khác sẽ giúp bạn hiểu khi nào cần thay thế chúng để có được một chuyến đi mượt mà và bền hơn. Dây curoa Đây là dây cao su có cường độ cao kết nối trực tiếp vào trục cam và trục khuỷu, […]

  • Thông số dây curoa đai thang và đai răng

    Thông số dây curoa đai thang và đai răng Mỗi nhà sản xuất dây đai thang thống nhất với các thông số kỹ thuật, bên cạnh đó có sự thay đổi trong ký hiệu trên dây. – Dây curoa tính theo hệ (Inch): dây đai (M, K, A, B, C, D, E), (3V, 5V, 8V) + Dây đai (M, […]

  • Nguyên nhân và cách khắc phục dây curoa thang bị nứt bề mặt

    Nguyên nhân và cách khắc phục dây curoa thang bị nứt bề mặt * Nguyên nhân gây nứt bề mặt: – Đường rãnh quá nhỏ đối với phần dây. – Trượt dây đai. – Đường kính bánh căng đai mặt lưng quá nhỏ. – Bảo quản kém – Môi trường làm việc quá nóng hoặc […]